Lê Phong

Lê Phong là một nhân vật thám tử hư cấu người Việt Nam đầu thế kỷ XX, xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn Thế Lữ.

Hình tượng

Lê Phong một phóng viên chuyên mảng phóng sự của báo Thời thế, có trụ sở tại Hà Nội. Phong là người nhanh nhẹn, vui vẻ, có đôi mắt sáng, linh động, có tài quan sát. Với tài năng đó, Lê Phong thích tham gia vào các vụ án bí ẩn và khám phá các sự thật bị che giấu.[1]

Lê Phong là người hâm mộ Sherlock Holmes và áp dụng phương pháp suy luận của Holmes để suy luận.[1]

Cộng sự với Lê Phong là Văn Bình, là nhân vật đóng vai trò ghi chép lại quá trình điều tra vụ án.[1]

Các nhân vật liên quan

  • Văn Bình, cộng sự của Lê Phong, là hiện thân của nhà văn Thế Lữ, đóng vai trò giống như cộng sư John H. Watson của Holmes, là người đóng vai trò ghi chép lại câu chuyện.[1]
  • Mai Hương, người yêu của Lê Phong.

Xuất hiện

Truyện ngắn và truyện vừa (danh sách chưa đầy đủ):

  • Lê Phong phóng viên (1937)
  • Những nét chữ (1939)
  • Lê Phong và Mai Hương (1939)
  • Đòn hẹn (1939)
  • Gói thuốc lá (1940)

Tập truyện:

  • Lê Phong (1942), gồm hai truyện vừa Phóng viên trinh thámNhững nét chữ.

Tập truyện Lê Phong được nhà xuất bản Đời nay xuất bản năm 1942 và đến năm 2016 thì được Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Hội Nhà Văn hiệu đính, tái bản.[2]

Nhận xét

Với truyện trinh thám, Thế Lữ đã sáng tạo ra cặp nhân vật thám tử Lê Phong và Mai Hương – một chàng và một nàng - được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích. Họ là những người thông minh, có óc phán đoán và khả năng suy luận cao. Họ say mê nghề nghiệp, họ quyết liệt trong việc truy tìm cái ác để bảo vệ và đề cao cái thiện. Nhưng cũng cần phải nhìn ra rằng, cặp nhân vật Lê Phong và Mai Hương chính là hiện thân cho kiểu con người lãng mạn có tính lý tưởng của Tự Lực văn đoàn: trẻ trung, được giáo dục theo mô hình châu Âu, yêu tự do dân chủ, yêu khoa học và luôn hướng tới sự tiến bộ xã hội.[3]
Học tập, vay mượn mô hình tiểu thuyết trinh thám phương Tây, cả Thế Lữ và Phạm Cao Củng đều xây dựng những series truyện về các thám tử như thám tử Lê Phong (Thế Lữ), thám tử Kỳ Phát (Phạm Cao Củng). Cả hai thám tử đều thông minh, lý trí, giỏi suy luận, phán đoán và lập luận logic để điều tra phá án. Thông qua hai thám tử, người đọc dễ dàng nhận thấy dáng dấp thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Điều này cũng không có gì là lạ, khi mà quá trình hiện đại hóa văn học đòi hỏi mọi thể loại phải diễn ra gấp rút, phải nhanh chóng đưa văn học Việt Nam hiện đại bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Thành công của Thế Lữ và Phạm Cao Củng là điều đáng ghi nhận và trân trọng.[4]

Ảnh hưởng

Với hình tượng thám tử Lê Phong, Thế Lữ được ghi nhận là người mở đầu cho thể loại trinh thám miền Bắc, sánh ngang với Phạm Cao Củng ở miền Nam (với hình tượng thám tử Kỳ Phát).[5][6]

Thám tử Lê Văn Lương, người được xem là "ông tổ" nghề thám tử Việt Nam, rất ngưỡng mộ hình tượng thám tử Lê Phong.[7]

Tham khảo

  • Thế Lữ, Lê Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2016.

Chú thích

  1. ^ a b c d “REVIEW: "LÊ PHONG" – THẾ LỮ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Thế Lữ, Lê Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2016. Trang 183.
  3. ^ Thế Lữ- chân dung một khách tình si
  4. ^ Tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Phú Đức trong dòng chảy tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ XX
  5. ^ Nhận diện truyện trinh thám Việt Nam
  6. ^ Nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng - người viết báo Công an thế hệ đầu tiên
  7. ^ "Ông tổ" thám tử VN

Liên kết ngoài

  • Một số thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện trinh thám Thế Lữ - Nguyễn Thị Thu Hiền Lưu trữ 2020-07-16 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Danh sách tác phẩm của Thế Lữ
Thơ
Ác mộng • Ý thơ • Đời thái bình • Đàn nguyệt • Đêm mưa gió • Bâng khuâng • Bên sông đưa khách • Bóng mây chiều • Bông hoa rừng • Cây đàn muôn điệu • Chiều • Chiều bâng khuâng • Con người vơ vẩn • Giục hồn thơ • Giây phút chạnh lòng • Hồ xuân và thiếu nữ • Hái hoa • Hoa thuỷ tiên • Khúc ca hoài xuân • Khúc hát bên sông • Lời mỉa mai • Lời than thở của nàng Mỹ thuật • Lời tuyệt vọng • Lựa tiếng đàn • Ma túy • Mấy vần ngây thơ • Mộng anh • Mưa hoa • Nàng thơ lạnh • Ngày xưa còn nhỏ • Người phóng đãng • Nhan sắc • Nhớ rừng • Sáng • Tan vỡ • Tình hoài • Thay lời tựa • Thức giấc • Tiếng gọi bên sông • Tiếng sáo thiên thai • Tiếng trúc tuyệt vời • Tôi muốn đi • Tối • Trả lời • Trưa • Trước cảnh cao rộng • Trụy lạc • Tự trào • Vẻ đẹp thoáng qua • Ý thơ • Yêu

Kịch
Cụ đạo sư ông • Dương Quý Phi • Đề Thám • Đoàn biệt động • Đợi chờ • Người mù • Tin chiến thắng Nghĩa Lộ • Tiếng sấm Tây Nguyên • Tục lụy
Truyện
Bên đường thiên lôi • Cái đầu lâu • Câu chuyện trên tàu thủy • Chim đèo • Con châu chấu tre • Đêm trăng • Đòn hẹn • Gió trăng ngàn • Gói thuốc lá • Hai lần chết • Lê Phong phóng viên • Ma xuống thang gác • Mai Hương và Lê Phong • Mau trí khôn • Một chuyện ngoại tình • Một người hiếm có • Một người say rượu • Ông phán nghiện • Tay đại bợm • Thoa • Trại Bồ Tùng Linh • Truyện tình của anh Mai • Vàng và máu • Vì tình
Bài hát
Xuân và tuổi trẻ • Tiếng sáo thiên thai (nhạc Phạm Duy)
Gia đình: Song Kim (vợ) * Nguyễn Đình Nghi (con)