Gioan Đạt

Gioan Đoàn Viết Đạt
Sinh1765
Hà Nam, Việt Nam
Mất28 tháng 10 năm 1798(1798-10-28) (32–33 tuổi)
Pháp trường Chợ Rạ, Thanh Hóa
Tôn kínhGiáo hội Công giáo Rôma
Chân phước27 tháng 5 năm 1900 bởi Giáo hoàng Lêô XIII
Tuyên thánh19 tháng 6 năm 1988, Roma bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Lễ kính28 tháng 10
Bị bách hại bởi Cảnh Thịnh (Tây Sơn)

Gioan Đoàn Việt Đạt (1765-1798), quen gọi là Gioan Đạt là một linh mục, được Giáo hội Công giáo Rôma tôn phong Hiển Thánh vào năm 1988.

Ông sinh năm 1765 tại Khê Cầu, xứ Trung Lương[1] (xứ Đồng Chuối), xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội[2], mồ côi cha từ bé. Năm 18 tuổi, ông vào ở nhà xứ Đồng Chuối với linh mục Loan. Khoảng tháng 2 năm 1798, ông được thụ phong linh mục, được phân đi giúp xứ Hảo Nho.

Linh mục thừa sai Le Roy Lan - Cha Chính Địa phận Tây Đàng Ngoài[1] - nhận xét: “Linh mục Đạt có đức nghèo khó, vâng lời và chăm xem sách, siêng năng làm việc mục vụ. Dù người năng ốm đau cũng chẳng kêu ca hay chẳng phàn nàn cái gì bao giờ, cho nên Đức cha và các linh mục khác quý mến người lắm. Khi giảng, cha có lòng sốt sắng và làm cho kẻ có tội động lòng muốn ăn năn trở lại”[3].

Tháng 7 năm 1798, Nhà Tây Sơn ra sắc chỉ cấm đạo nghiêm hơn các lần trước. Các quan sai quân lính đi tầm nã các linh mục, giáo dân và cho phá hết các nhà thờ. Giáo dân Thần Phù (nay là Hảo Nho) đưa ông lên núi ẩn náu.

Một lần ban đêm ông xuống nhà ông trùm làng Mai Lễ để làm lễ mồ (lễ cho người qua đời) thì có mấy lính xông vào nhà. Lúc ấy, ông đang ẩn ở nhà trong, giáo dân giục ông chạy thoát, nhưng ông không chịu[4]. Ông nói: “Cha có lánh được thì cũng hại cho cả làng" nên tự nộp mình.

Lính giải ông cùng với một thầy phó tế Tâm và ba người trong ban mục vụ là trùm Mãi, nhiêu Danh và ông Việt. Có cô Phong ở Dòng Mến Thánh Giá và mấy người khác tìm cách giải thoát, nhưng ông không chịu. Quân lính đánh đập và điệu ông vào Thanh Hóa.

Khi ra công đường, quan giục ông bước qua thập giá nói: “Con chiên bổn đạo mến Cụ lắm, cùng tiếc hết lòng hết sức, có bước qua thập giá thì sẽ cho về với bổn đạo”. Ông đáp: “Nếu tôi có bước qua thập giá thì gớm lắm, bổn đạo không nhận tôi là Cụ, cùng chẳng tiếc nữa”. Thấy ông cứng cỏi, quan lại truyền cầm gông và kéo lôi bước qua ảnh thánh nhưng ông quỳ lạy ảnh thánh, lính không thể kéo đi được[5]. Ông cũng xin quan cư xử nhẹ nhàng với giáo hữu bị giam cầm.

Ngày 28 tháng 10 năm 1798, ông bị thi hành án tại pháp trường Chợ Rạ (Thanh Hóa). Giáo dân đem xác xuống thuyền chở về bến Phúc Nhạc, an táng trong nhà thờ làng ấy. Về sau, bốc về nhà tư để che dấu[3].

Chú thích

  1. ^ a b “Hạnh Linh Mục Gioan Đoàn Viết Đạt (1765-1798)”. Giáo phận Thanh Hóa.
  2. ^ Đồng Chuối là giáo xứ thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam. Một số nhầm là Thanh Hóa.
  3. ^ a b Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (2018). Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam. Tôn giáo. tr. 86–89.
  4. ^ Lm. Nguyễn Đức Việt Châu, SSS. “Ngày 28/10: Thánh Gioan Đạt – Linh mục (1765-1798)”. Tổng giáo phận Hà Nội.
  5. ^ Theo trang web Giáo phận Thanh Hóa, quan xét xử là Nguyễn Quang Thùy - em vua Cảnh Thịnh.

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề Công giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Giám
mục
Dòng Đa Minh
Hội Thừa sai Paris
Linh
mục
Phêrô Almato Bình • Matteo Alonzo Leciniana Đậu • Jean-Louis Bonnard Hương • Đa Minh Cẩm • Jacinto Castaneda Gia • Jean-Charles Cornay Tân • Tôma Đinh Viết Dụ • Bênađô Vũ Văn Duệ • Anrê Trần An Dũng • Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm • Gioan Đạt • José Fernandez Hiền • Francois-Isidore Gagelin Kính • Francisco Gil de Federich Tế • Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh • Giuse Ngô Duy Hiển • Gioan Đoàn Trinh Hoan • Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng • François Jaccard Phan • Phêrô Hoàng Khanh • Phêrô Vũ Đăng Khoa • Phaolô Phạm Khắc Khoan • Tôma Khuông • Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm • Luca Vũ Bá Loan • Phaolô Lê Văn Lộc • Phêrô Nguyễn Văn Lựu • Joseph Marchand Du • Đa Minh Đinh Đức Mậu • Philípphê Phan Văn Minh • Giacôbê Đỗ Mai Năm • Pierre François Néron Bắc • Phaolô Nguyễn Ngân • Giuse Nguyễn Đình Nghi • Phêrô Đoàn Công Quí • Augustin Schoeffler Đông • Phêrô Trương Văn Thi • Máctinô Tạ Đức Thịnh • Phaolô Lê Bảo Tịnh • Đa Minh Trạch • Emmanuel Nguyễn Văn Triệu • Phêrô Nguyễn Bá Tuần • Giuse Tuân • Phêrô Lê Tùy • Phêrô Nguyễn Văn Tự • Đa Minh Vũ Đình Tước • Jean Théophane Vénard Ven • Giuse Đặng Đình Viên • Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên • Vinh Sơn Đỗ Yến
Thầy
giảng
Giáo
dân
Quan viên
Chánh tổng
Lý trưởng
Binh sĩ
Thường
dân
Khác