Cơ nhai

Cơ nhai
Nhánh hàm dưới của thần kinh sinh ba
Chi tiết
Dây thần kinhThần kinh hàm dưới
Định danh
Latinhmusculi masticatorii
MeSHD008410
TAA04.1.04.001
FMA74060
Thuật ngữ giải phẫu của cơ
[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Có tổng cộng bốn cơ nhai (musculi masticatorii) cổ điển. Trong quá trình nhai, ba cơ nhai chịu trách nhiệm về động tác khép hàm (ngậm), và một cơ nhai (cơ chân bướm ngoài) thực hiện động tác giạng hàm (há). Cả bốn cơ đều thực hiện động tác di chuyển hàm sang hai bên. Một số cơ bám vào xương móng, chẳng hạn như cơ hàm móng, cũng thực hiện động tác giạng hàm cùng cơ chân bướm ngoài.

Cấu trúc

Sau đây là các cơ nhai:

  • Cơ cắn (đầu nông và đầu sâu)
  • Cơ thái dương (một số tài liệu coi cơ bướm hàm là một phần của cơ thái dương)
  • Cơ chân bướm trong
  • Cơ chân bướm ngoài

Ở người, xương hàm dưới khớp với xương thái dương của hộp sọ nhờ khớp thái dương hàm. Đây là một khớp cực kỳ phức tạp, thực hiện chuyển động trên mọi hướng. Các cơ nhai có nguyên ủy từ xương sọ và bám tận vào xương hàm, thực hiện các chuyển động hàm khi co cơ.

Chi phối thần kinh

Không giống như hầu hết các cơ mặt khác do thần kinh mặt (dây VII), cơ nhai do nhánh hàm dưới của thần kinh sinh ba (dây V3) chi phối. Thần kinh hàm dưới vừa là dây cảm giác, vừa là dây vận động.

Chức năng

Xương hàm là xương duy nhất di chuyển trong quá trình nhai và một số hành động khác như nói, nhờ có các cơ nhai.

Ý nghĩa lâm sàng

  • Rối loạn khớp thái dương hàm
  • Thói nghiến răng

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • MeSH Masticatory+Muscles
  • http://www.med.umich.edu/lrc/coursepages/m1/anatomy2010/html/nervous_system/infratemp_lecture.html
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s