BERT (mô hình ngôn ngữ)

Phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên tự độngBản mẫu:SHORTDESC:Phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên tự động

Biểu diễn Thể hiện Mã hóa Hai chiều từ Transformer (tiếng Anh: Bidirectional Encoder Representations from Transformers hay viết tắt là BERT) là một kỹ thuật học máy dựa trên các transformer được dùng cho việc huấn luyện trước xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) được phát triển bởi Google. Jacob Devlin và cộng sự từ Google đã tạo ra và công bố BERT vào năm 2018.[1][2] Tính đến năm 2019[cập nhật], Google đã tận dụng BERT để hiểu rõ hơn các tìm kiếm của người dùng.[3]

Mô hình BERT bằng tiếng Anh ban đầu đi kèm với hai dạng tổng quát được đào tạo trước:[1]: (1) mô hình the BERTBASE, kiến trúc mạng thần kinh chứa 12-lớp, 768-lớp ẩn, 12-đầu, 110M tham số, và (2) mô hình BERTLARGE model, kiến trúc mạng thần kinh chứa 24-lớp, 1024-lớp ẩn, 16-đầu, 340M tham số. Cả hai đều được huấn luyện từ BooksCorpus[4] với 800M từ, và một phiên bản của Wikipedia tiếng Anh với 2,500M từ.

Hiệu suất

Khi BERT được công bố, nó đạt hiệu suất state of the art trên một vào tác vụ hiểu ngôn ngữ tự nhiên:[1]

  • Tập tác vụ GLUE (General Language Understanding Evaluation) (chứa 9 tác vụ)
  • SQuAD (Stanford Question Answering Dataset) v1.1 và v2.0
  • SWAG (Situations With Adversarial Generations)

Lịch sử

BERT có nguồn gốc từ các biểu diễn theo ngữ cảnh trước đào tạo trước bao gồm học trình tự bán giám sát (semi-supervised sequence learning),[5] Generative Pre-Training, ELMo,[6] and ULMFit.[7] Không như các mô hình trước đó, BERT là một biểu diễn ngôn ngữ không giám sát và hai chiều sâu, được đào tạo trước chỉ sử dụng một kho ngữ liệu văn bản thuần túy.

Các mô hình không có ngữ cảnh như Word2vec hay GloVe (học máy) tạo ra các biểu diễn từ nhúng đơn cho mỗi từ trong tập từ vựng, trong khi đó BERT tính đến ngữ cảnh cho mỗi lần xuất hiện của một từ cho trước. Ví dụ: vectơ của từ "running" sẽ có một biểu diễn vectơ Word2vec giống nhau trong hai lần xuất hiện của từ "running" trong các câu "He is running a company" và "He is running a marathon", trong khi đó BERT sẽ cung cấp một nhúng theo ngữ cảnh mà sẽ là khác nhau tùy thuộc theo câu ví dụ.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 2019, Google Tìm kiếm thông báo rằng họ đã bắt đầu áp dụng các mô hình BERT cho các truy vấn tìm kiếm bằng Tiếng Anh tại Hoa Kỳ.[8] Vào ngày 09 tháng 12 năm 2019, có báo báo cho biết BERT đã được Google Tìm kiếm áp dụng cho hơn 70 ngôn ngữ.[9][10]

Dựa trên kiến trúc gốc, nhiều phiên bản của BERT được đào tạo trước riêng cho các ngôn ngữ được triển khai và giới thiệu đến cộng đồng trong đó có Tiếng Việt [11] .

Giải thưởng

BERT giành giải Bài viết Dài Tốt nhất (Best Long Paper Award) tại Hội thảo Thường niên 2019 của North American Chapter thuộc Association for Computational Linguistics (NAACL).[12]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c Devlin, Jacob; Chang, Ming-Wei; Lee, Kenton; Toutanova, Kristina (ngày 11 tháng 10 năm 2018). "BERT: Pre-training of Deep Bidirectional Transformers for Language Understanding". arΧiv:1810.04805v2 [cs.CL]. 
  2. ^ “Open Sourcing BERT: State-of-the-Art Pre-training for Natural Language Processing”. Google AI Blog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ “Understanding searches better than ever before”. Google (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ Zhu, Yukun; Kiros, Ryan; Zemel, Rich; Salakhutdinov, Ruslan; Urtasun, Raquel; Torralba, Antonio; Fidler, Sanja (2015). "Aligning Books and Movies: Towards Story-Like Visual Explanations by Watching Movies and Reading Books". pp. 19–27. arΧiv:1506.06724 [cs.CV]. 
  5. ^ Dai, Andrew; Le, Quoc (ngày 4 tháng 11 năm 2015). "Semi-supervised Sequence Learning". arΧiv:1511.01432 [cs.LG]. 
  6. ^ Peters, Matthew; Neumann, Mark; Iyyer, Mohit; Gardner, Matt; Clark, Christopher; Lee, Kenton; Luke, Zettlemoyer (ngày 15 tháng 2 năm 2018). "Deep contextualized word representations". arΧiv:1802.05365v2 [cs.CL]. 
  7. ^ Howard, Jeremy; Ruder, Sebastian (ngày 18 tháng 1 năm 2018). "Universal Language Model Fine-tuning for Text Classification". arΧiv:1801.06146v5 [cs.CL]. 
  8. ^ Nayak, Pandu (ngày 25 tháng 10 năm 2019). “Understanding searches better than ever before”. Google Blog. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.
  9. ^ BERT, Google Research, 22 tháng 10 năm 2021, truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021
  10. ^ Montti, Roger (ngày 10 tháng 12 năm 2019). “Google's BERT Rolls Out Worldwide”. Search Engine Journal. Search Engine Journal. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.
  11. ^ “trituenhantaoio/bert-base-vietnamese-uncased · Hugging Face”. huggingface.co. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021.
  12. ^ “Best Paper Awards”. NAACL. 2019. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020.

Đọc thêm

  • Rogers, Anna; Kovaleva, Olga; Rumshisky, Anna (2020). "A Primer in BERTology: What we know about how BERT works". arΧiv:2002.12327 [cs.CL]. 

Liên kết ngoài

  • Official GitHub repository
  • x
  • t
  • s
Thuật ngữ chung
Khai thác văn bản
Tóm tắt tự động
Dịch tự động
Nhận dạng tự động
và thu thập dữ liệu
Mô hình chủ đề
Xem xét với
sự trợ giúp máy tính
Giao diện người dùng
ngôn ngữ tự nhiên
  • x
  • t
  • s
Điện toán khả vi
Chung
  • Lập trình khả vi
  • Neural Turing machine
  • Differentiable neural computer
  • Automatic differentiation
  • Neuromorphic engineering
Khái niệm
Ngôn ngữ lập trình
  • Python (ngôn ngữ lập trình)
  • Julia (programming language)
Ứng dụng
Phần cứng
  • Tensor Processing Unit
  • Vision processing unit
  • Memristor
  • SpiNNaker
Thư viện phần mềm
Thực thi
Nghe-nhìn
Lời nói
Quyết định
  • AlphaGo
  • Q-learning (học tăng cường)
  • State–action–reward–state–action
  • OpenAI Five
Nhân vật
  • Alex Graves (computer scientist)
  • Ian Goodfellow
  • Yoshua Bengio
  • Geoffrey Hinton
  • Yann LeCun
  • Andrew Ng
  • Demis Hassabis
  • David Silver (computer scientist)
  • Cổng thông tin Cổng
    • Portal:Lập trình máy tính
    • Cổng thông tin:Công nghệ
  • Thể loại Category
    • [[::Thể loại:Mạng thần kinh nhân tạo]]
    • [[::Thể loại:Học máy]]