Đoàn Đào

Đoàn Đào
Xã Đoàn Đào
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnPhù Cừ
Trụ sở UBNDThôn Đoàn Đào
Thành lập1957
Địa lý
Tọa độ: 20°43′27″B 106°09′16″Đ / 20,72417°B 106,15444°Đ / 20.72417; 106.15444
Đoàn Đào trên bản đồ Việt Nam
Đoàn Đào
Đoàn Đào
Vị trí xã Đoàn Đào trên bản đồ Việt Nam
Diện tích10,21 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng8.528 người[1]
Mật độ835 người/km²
Khác
Mã hành chính12406[2]
Mã bưu chính17311
  • x
  • t
  • s

Đoàn Đào là một xã thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý

Xã Đoàn Đào nằm ở phía tây bắc huyện Phù Cừ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thị trấn Trần Cao
  • Phía tây giáp huyện Tiên Lữ
  • Phía nam giáp xã Đình Cao
  • Phía bắc giáp xã Minh Hoàng và xã Phan Sào Nam.

Xã Đoàn Đào có diện tích 10,21 km², dân số năm 2019 là 8.528 người[1], mật độ dân số đạt 835 người/km².

Hành chính

Xã Đoàn Đào được chia thành 6 thôn: Đoàn Đào, Đông Cáp, Long Cầu, Đồng Minh, Đại Duy, Khả Duy.

Lịch sử

Sau năm 1946, Bội Châu, Ngọc Thụ là hai xã thuộc huyện Phù Cừ.

Năm 1947, hợp nhất hai xã Ngọc Thụ và Bội Châu thành xã Trường Chinh.

Sau năm 1957, đổi tên xã Trường Chinh thành xã Đoàn Đào.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng và xã Đoàn Đào thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 58-CP[3] về việc hợp nhất hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên và xã Đoàn Đào thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[4] về việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên và xã Đoàn Đào thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên.

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 17-CP[5] về việc chuyển xã Đoàn Đào thuộc huyện Phù Tiên về huyện Phù Cừ mới tái lập quản lý.

Văn hóa

Đình Long Cầu thờ 3 anh em Nguyễn Phấn, Nguyễn Trọng, Nguyễn Quý là những dũng tướng nhà Đinh đã theo Vua Đinh Tiên Hoàng, Ông thứ nhất (Phấn) làm Tham tán triều nghị lên Trấn thủ đất Cao Bằng, Ông thứ hai (Trọng) làm Đô đốc ngự sử sang Trấn thủ vùng Tuyên Quang, Ông thứ ba (Quý) giữ chức Thái bộc về Trấn thủ miền Thanh Hoá.

Ba ông là con của ông Nguyễn Đao ở Hiệp Đức, Thanh Hà, Hải Dương sau rời về Hưng Yên sống cùng cha mẹ nuôi. Miếu Long Cầu là nơi thờ mẹ đẻ và mẹ nuôi của 3 ông.

Chú thích

  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 58-CP năm 1977 về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Thư viện pháp. 11 tháng 3 năm 1977.
  4. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 11 năm 1996.
  5. ^ “Nghị định 17-CP năm 1997 về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp. 24 tháng 2 năm 1997.

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn thuộc huyện Phù Cừ
Thị trấn (1)

Trần Cao (huyện lỵ)

Xã (13)

Đình Cao · Đoàn Đào · Minh Hoàng · Minh Tân · Minh Tiến · Nguyên Hòa · Nhật Quang · Phan Sào Nam · Quang Hưng · Tam Đa · Tiên Tiến · Tống Phan · Tống Trân

Bài viết tỉnh Hưng Yên, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s